Nông Nghiệp
An Bình là 01 trong 04 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ, xã có diện tích tự nhiên 1.638 ha, với 8 ấp, 2.935 hộ dân. Người dân chủ yếu sống bằng nghề làm vườn. Trong những năm qua, do phát sinh dịch bệnh trên cây trồng, xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, giảm phần lớn thu nhập và đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết khó khăn cho bà con, nhất là đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ thuộc đối tượng chính sách khác, Hội nông dân xã An Bình là một trong bốn đơn vị nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/NĐ-CP của chính phủ, đã tích cực triển khai phối hợp thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách do NHCSXH triển khai trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Cụ thể là đến nay, dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn xã An Bình là 22.869 triệu đồng, với 775 hộ vay, thuộc 19 Tổ TK&VV. Trong đó, Hội Nông dân xã quản lý 8 Tổ TK&VV, dư nợ 9.647 triệu đồng, với 339 hộ vay.
Mấy ngày qua, chôm chôm liên tục tăng giá rất cao nhưng nhà vườn không có chôm chôm để bán.
Nhằm giúp hội viên có thêm điều kiện phát triển kinh tế gia đình, từ nhiều năm nay, ngoài việc tranh thủ các nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân huyện Long Hồ tiếp tục duy trì có hiệu quả phong trào hùn vốn xoay vòng.
Từ đầu năm 2022 đến nay nông dân huyện Long Hồ đã xuống giống gần 487ha cây màu.Trong đó,cây màu trồng trên đất ruộng gần 79ha; màu trồng xen trong vườn cây ăn trái 115ha, còn lại là cây màu chuyên canh. Trong canh tác cây màu hầu hết nông dân đều ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, nhằm giảm chi phí, đảm bảo năng suất và chất lượng nông sản.
Trước tình hình giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao giá một số loại nông sản ở mức thấp nông dân sản xuất thu lãi thấp, thậm chí phải thua lổ. Hai năm trở lại đây, một số hộ dân trên địa bàn huyện Long Hồ chuyển sang trồng bông giấy bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ghi nhận tại xã Thạnh Quới địa phương có diện tích trồng bông giấy lớn nhất huyện Long Hồ.
Bốn xã Cù Lao thuộc huyện Long Hồ là nơi thường xuyên bị sạt lở đất.Từ năm 2017 đến nay tình trạng sạt lở liên tục xảy ra tại các địa phương này, sạt lở đã làm ảnh hưởng đến hàng chục ha vườn cây ăn trái, cũng như các ao nuôi cá ven sông Tiền. Để bảo vệ tài sản của mình thời gian qua cùng với sự đầu tư vốn của Nhà nước gia cố các công trình sạt lở, nhân dân các xã Cù Lao của huyện Long Hồ còn tự giác gia cố, nâng cao các đoạn đê bao, bờ bao thấp, xung yếu, đề phòng tình trạng ngập lũ, sạt lở đất. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngân sách nhà nước bị hạn chế, ý thức chủ động thực hiện các biện pháp gia cố đê bao phòng chống sạt lở của người dân thật đáng được ghi nhận.
Hơn 5 năm trở lại đây, mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt trên địa bàn huyện Long Hồ vẫn được duy trì và phát triển bởi kỹ thuật nuôi đơn giản, giá cả đầu ra ổn định và luôn ở mức cao. Mô hình này ngày càng được nhân rộng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động nông thôn, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Thực hiện đề án cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2018 - 2021, huyện Long Hồ đã đầu tư 67,3 tỉ đồng để thi công 74 công trình thủy lợi.
Đầu năm đến nay nông dân huyện Long Hồ đã xuống giống gần 487ha màu. Trong đó, màu trên đất ruộng gần 79ha; màu trồng xen trong vườn cây ăn trái 115ha, còn lại là màu chuyên canh. Hầu hết nông dân đều ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, nhằm giảm chi phí, đảm bảo năng suất và chất lượng nông sản.
Huyện Long Hồ hiện có 8.070ha vườn cây ăn trái, trong đó cây chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao là chôm chôm, nhãn và xoài. Đến cuối tháng 3/2022, sản lượng thu hoạch trái cây của huyện tăng hơn 26% so cùng thời điểm năm 2016. Đây là kết quả sau hơn 5 năm thực hiện cơ cấu lại vườn cây ăn trái.
Huyện Long Hồ hiện có 384ha nuôi thủy sản, trong đó 109ha nuôi cá tra theo hướng xuất khẩu; có 188 lồng, bè nuôi cá.
Hiện nay, nông dân huyện Long Hồ đang thu hoạch lúa Đông Xuân. Tại những nơi đã thu hoạch lúa, nông dân đang vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị sản xuất tiếp vụ Hè Thu. Mặc dù ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân nên tận dụng rơm sau khi thu hoạch lúa nhưng tình trạng đốt rơm vẫn còn tiếp diễn.
UBND huyện Long Hồ vừa thống nhất cho triển khai 9 dự án mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vốn ngoài ngân sách đến năm 2025.
Thực hiện đề án cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2018 - 2021, huyện Long Hồ đã đầu tư 67,3 tỷ đồng để thi công 74 công trình thủy lợi.
Phát biểu kết luận tại hội nghị sơ kết công tác phòng, chống thiên tai, một trong những thành tựu mà Bí thư huyện ủy Long Hồ, ông Hồ Văn Minh tâm đắc nhất sau ngày giải phóng đến nay diện tích đất nông nghiệp được khép kín phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù điều kiện sản xuất của nông dân trong năm 2021, gặp vô vàng khó khăn do ảnh hưởng của dịch covid-19 giả một số loại trái cây thế mạnh của huyện, giá ca tra xuống thấp, thế nhưng giá trị sản xuất, nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn huyện vẫn đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2020.
Vào thời điểm này, nhiều hộ dân vùng nông thôn của huyện Long Hồ tận dụng đất trống quanh nhà trồng rau màu trước là để ăn, sau là để bán cho người tiêu dùng vào dịp tết, vừa đỡ tốn chi phí mua rau xanh cho gia đình, lại vừa có điều kiện trang trải trong những ngày tết. Có khoảng 37 ha đất trống được nông dân tận dụng để gieo trồng. Các loại màu được nông dân chọn trồng nhiều là cải các loại, rau muống mồng tơi...
Trong năm 2021, bà con nông dân trên địa bàn huyện Long Hồ đã sản xuất hơn 18.302 ha lúa, giảm 303 ha so với năm trước.
Thực hiện “mục tiêu kép” vừa tập trung phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả vừa thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, huyện Long Hồ đang dồn sức để bảo vệ “vùng xanh” tại 4 xã cù lao An Bình, Hòa Ninh, Đồng Phú và Bình Hòa Phước gắn với việc đảm bảo tiêu thụ nông sản cho các nhà vườn, khi những vườn cây ăn trái nơi đây đang bước vào vụ thu hoạch.
Hàng năm, cứ vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, các nhà vườn ở làng mai vàng Phước Định, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ lại tập trung chăm sóc, bón phân để mai nở đúng Tết.