Đăng nhập
  • Thông tin liên hệ
  • Sơ đồ cổng
  • Web liên kết
VINH LONG PORTAL VINH LONG PORTAL
Thứ Tư, 07/06/2023 4:57:38 CH
  • Trang chủ
  • Cổng TTĐT Tỉnh
  • Hộp thư điện tử
  • Công báo Vĩnh Long
  • Thủ tục hành chính
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • RSS
  • Chuyển đổi số
Cải cách thủ tục hành chính
Văn học nghệ thuật
Cập nhật ngày: 15/02/2019 - Lượt xem: 749
Tìm về cái nôi hát bội
Ghe hát bội ngày xưa gắn liền với đình làng, họ về neo đậu biểu diễn mỗi dịp lễ kỳ yên, Tết nhứt hội hè…. Ở Long Hồ còn có một ngôi đình đặc biệt, đó là đình An Thành, xã An Bình nơi đây được xem như chiếc nôi của hát bội của huyện Long Hồ nói riêng, của Vĩnh Long nói chung, bởi lẽ ở đây là nơi nương náu thời chiến tranh của nhiều gia đình hát bội, những ghe hát neo đậu cho đến mục ghe rồi bầu đoàn thê tử kéo nhau lên bờ sinh sống, rồi trở thành quê hương luôn cho đến ngày nay.

Chúng tôi xin mở đầu bài viết này bằng câu chuyện kể từ gánh hát bội của vợ chồng ông bầu Đây. Theo lưu truyền ông bầu Đây là nhạc công quê gốc Quới An, bà bầu Biếc là đào hát quê ở Tân An Luông. Vợ, chồng thành lập gánh hát Tân Phước Lập từ năm 1945, chuyên đi hát lễ hội đình làng. Đây có thể xem là gánh hát hoành tráng nhất xứ vào thời ấy, được đầu tư lớn về trang phục, cảnh trí, nhân sự,… chiếm lĩnh những suất hát tại các đình thần ở Vĩnh Long lúc bấy giờ. Trong chuyến lưu diễn về Bình Hòa Phước, gánh hát cặm sào neo ghe đậu bên bến sông cho đến mục ghe luôn, sau đó cả gánh hát kéo nhau lên bờ được hương chức, chính quyền cấp đất chỗ đình An Thành cho ổn định cuộc sống, được trân trọng, đối xử rất tốt. Vậy là từ năm 1968, đất An Thành nối tiếp nhau các đời con cháu của bầu Đây quần tụ, mưu sinh và giữ nghề cho đến ngày nay. Con cái bầu Đây cũng theo nghề như: Phạm Văn Mười Một, Phạm Văn Mười Hai, Phạm Thị Thảo, Phạm Văn Đèo. Gánh hát tập trung nhiều gia đình: Chú Hai Lụa, chú Ba Hảo, vợ chồng chú Sáu Thông, chú Ba Quéo,… và nhiều bạn hát khác như: Năm Tửu, Ba Gạch… Có lẽ, ở tỉnh Vĩnh Long đây là xóm tập trung nhiều nghệ nhân hát bội nhất.

Sau giải phóng, nhiều gia đình trở về quê, còn lại gia đình bầu Đây và Ba Quéo ở lại, coi đình là ngôi nhà thứ 2. Những lớp hát bội kế thừa trưởng thành từ đây, được dạy dỗ, truyền nghề, tập dợt, sinh sống ở đây. Neo đậu bên bến sông, trong lúc chờ những suất hát, chờ lễ hội, người thì buôn bán, người đi đăng kiếm cá, đa phần thì đi bán kẹo kéo mưu sinh.

ảnh: Lê Minh

Hát bội là nghề cha truyền, con nối, không có một trường lớp nào dạy. Người học hát bội muốn giỏi thì phải biết bắt chước. Vì là môn nghệ thuật vừa khó, vừa hiếm nên có những người giấu nghề, người nào có tư chất thông minh thì bắt chước được nhiều, được cô chú thương thì dạy riêng.

Ghe hát rày đây mai đó, neo đậu khắp các bến sông quê mà giữa khói lửa chiến tranh thì cố mà chọn được chốn yên bình. Tuy nhiên, đó cũng là thời kỳ hoàng kim với những suất hát chật kín khán giả. Ngày hát 2 suất, đêm hát 1 suất từ 1.000 - 2.000 khán giả. Người người đi xem, chen nhau có khi bể rạp xô đẩy người gác cổng ngất xỉu là chuyện thường. Mấy cô gái mặc áo sơ mi chen lấn đứt nút, vừa coi hát mà vừa đứng vịn lại áo. Thị trường chợ đen sôi động, gắn liền với đời sống của gánh hát.

Ảnh: Lê Minh

Những bà chị, bà mẹ yêu mến kép hát, đào hát đến nỗi tranh nhau giành làm chị nuôi, mẹ nuôi. Có trái xoài, trái ổi, bắt con vịt nấu sẵn, gói ghém để dưới ghe, đoàn hát vừa vãn thì bưng lên cho anh kép, cô đào mà mình yêu quý. Ghe hát quay đi, mấy mẹ, mấy chị đứng trên bờ khóc như mưa, ngóng theo cho đến ghe hát đi mất dạng.

Kiếp nghệ sĩ rày đây mai đó, 4 tháng nắng, 8 tháng mưa; có lúc 1 tháng đến 20 ngày mưa, không diễn được, không có tiền, anh chị bán quán bán chịu cho mà không có ý định đòi lại. Nói đến nghệ sĩ thì phải nói đến khán giả và nhắc về khán giả thì chẳng khác nào cha mẹ thứ 2, vậy nên trong khi rao bán vé, luôn có câu: “Thưa quý khán giả mộ điệu ân nhân kính mến!”.

Trong cuộc sống hiện đại, khi phương tiện thông tin đại chúng phủ sóng rộng khắp thì nghệ thuật truyền thống dần mai một nhưng những người theo đuổi hát bội vẫn kiên trì bám trụ sân khấu là vì có những gia đình các thế hệ trước sống bằng nghề và con cháu cùng quý nghề từ nhỏ. Số khác thấy thích thú điểm đặc biệt của bộ môn này và tìm hiểu rồi kiên trì theo đuổi bằng tất cả quyết tâm và đam mê.

Có một nghệ sĩ đã gần nửa thế kỷ theo nghề và giờ đây vẫn tiếp tục “vẽ mặt, sắm tuồng, thượng mã đề thương” vì đam mê cũng là để dìu dắt truyền lửa cho các thế hệ sau này. Chúng tôi muốn nhắc đến Nghệ nhân ưu tú Vũ Linh Tâm.

“Gần 50 năm theo nghề hát bội, tôi luôn tâm niệm cố hết sức mình cống hiến được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Điều quan trọng nữa là ý thức trách nhiệm của mình, cũng là một ước vọng là làm sao đào tạo được lực lượng kế thừa. Lớp trẻ của Vĩnh Long hiện tại là thế hệ thứ 6 của nghệ thuật hát bội. Điều mừng nhất là vẫn còn người biết được hát như thế nào, động tác vũ đạo, nhịp phách ra sao, tuồng tích khó hay dễ, hay hay dở,… Ươm được hạt mầm, lan tỏa được tình yêu đối với nghệ thuật hát bội để những người như tôi, thế hệ trước nữa, bây giờ đã 70 - 80 tuổi mất đi thì hát bội cũng không biến mất. Nhiều nghệ sĩ luống tuổi vẫn giữ trọn đam mê, vừa phải trang trải cuộc sống bằng nghề buôn bán lặt vặt, bán hàng rong, hát lễ hội, đình làng. Như kiếp “con tằm ăn lá dâu xanh” chẳng biết trước tương lai, dù khó khăn nhưng vẫn đam mê. Nhiều nghệ sĩ vẫn nói vui, nếu có kiếp sau tui cũng muốn đi hát vầy là đủ” - Nghệ sĩ ưu tú Vũ Linh Tâm bộc bạch tâm tình.

Là con trai thứ 3 của Nghệ nhân ưu tú Vũ Linh Tâm, anh Nguyễn Văn Tâm Em (37 tuổi) tham gia hát bội từ năm 15 tuổi. Hơn 20 năm gắn bó với nghề anh nói dù khó khăn cỡ nào cũng không bỏ cuộc. “Người nghệ sĩ đứng trên sân khấu dù diễn một vai nhỏ thôi cũng phải tập luyện hàng tháng trời, mất rất nhiều công sức. Nhưng đứng trên sân khấu thì sống với nhân vật, mình không còn là mình nữa, mệt mỏi, uể oải mấy cũng chẳng nhớ”. Đứa con trai và 2 con gái của anh cũng theo nghề truyền thống của gia đình, “không ép nhưng con thích thì cho học thôi, trước hết phải học tốt ở trường cái đã”. Như vậy, riêng trong gia đình Nghệ sĩ ưu tú Vũ Linh Tâm đã có đến 4 thế hệ gắn với hát bội.

Một năm mới lại đến, xin chúc cho những người đam mê hát bội, mạnh khỏe, tiếp tục dàn dựng những tuồng hát bội hay phục vụ cho du khách đặc biệt là giữ gìn và lưu truyền loại hình văn hóa đặc sắc cho thế hệ mai sau./.

                                                                                                Phước Giang

Chia sẻ tin này qua Google Plus Chia sẻ tin này qua Facebook Chia sẻ tin này qua Twitter Chia sẻ tin này qua Tumblr

Các tin khác

TẤM GƯƠNG SÁNG (Vọng cổ nhịp 16) (01/08/2019)
Thơ: THÁNG NĂM NHỚ BÁC (01/07/2019)
Thơ: Xuân thanh bình (29/12/2018)
Xuân về nhớ Bác ! (Vọng cổ nhịp 16) (29/12/2018)
Thơ: Mừng xuân Kỷ Hợi! (29/12/2018)
Văn bản mới
  • Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 09 tháng đầu năm năm 2021
  • Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 06 tháng đầu năm và những nhiệm vụ chủ yếu 06 tháng cuối năm 2021
  • Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quý I/2021 và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2021
  • Về việc thu hồi đất thực hiện công trình Hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Tam Bình – Long Hồ (Khu vực huyện Long Hồ). Hạng mục: Cống hở Hai Voi
  • Về việc thu hồi đất thực hiện công trình Hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Tam Bình – Long Hồ (Khu vực huyện Long Hồ). Hạng mục: Cống hở Hai Voi
Tin xem nhiều nhất
  • HỘI LUẬT GIA HUYỆN TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2021, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2022

    HỘI LUẬT GIA HUYỆN TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2021, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2022

  • Hội nông dân huyện Long Hồ phối hợp phát huy hiệu quả từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội

    Hội nông dân huyện Long Hồ phối hợp phát huy hiệu quả từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội

  • LỄ KHỞI CÔNG DỰ ÁN ĐƯỜNG D1 THỊ TRẤN LONG HỒ

    LỄ KHỞI CÔNG DỰ ÁN ĐƯỜNG D1 THỊ TRẤN LONG HỒ

  • Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Long Hồ thực hiện cho vay theo Đề án được ban hành theo Quyết định 2804/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Long

    Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Long Hồ thực hiện cho vay theo Đề án được ban hành theo Quyết định 2804/QĐ-UBND ngày 18/10/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Long

Dự án kêu gọi đầu tư
  • Hợp tác xây dựng vùng sản xuất cây ăn trái xuất khẩu
  • Hợp tác xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao
  • Đầu tư trang trại trồng rau, màu an toàn xuất khẩu
  • Đầu tư dự án phát triển đàn heo chất lượng cao
  • Đầu tư dự án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao
Xem tất cả
Thông báo
  • Trang chủ
  • Sơ đồ cổng thông tin
  • Thông tin liên hệ
  • Liên kết website
  • Trang chủ
  • Cổng TTĐT Tỉnh
  • Hộp thư điện tử
  • Công báo Vĩnh Long
  • Thủ tục hành chính
  • Dịch vụ công trực tuyến
  • RSS
  • Chuyển đổi số