
Tùy theo điều kiện của từng nơi, các cấp Hội phụ nữ đã có những cách làm khác nhau như hỗ trợ vốn, cây giống, con giống, hỗ trợ kiến thức, dạy nghề hay thành lập các mô hình phát triển kinh tế. Ngoài các tổ dịch vụ lao động nông nghiệp, các cấp Hội phụ nữ trong huyện còn đa dạng các mô hình giải quyết việc làm tại chỗ như: tổ đan giỏ ni lông, tổ đan thảm lục bình, tổ thu hoạch và đóng thùng trái cây, giúp chị em có công ăn việc làm và có thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhờ vậy trong năm 2018 đã có hơn 4.000 chị có việc làm ổn định, vượt 35,25% so với kế hoạch, đã có 1.061 chị giảm bớt khó khăn, 924 chị vươn lên khá, 90 hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đã thoát nghèo.
Theo đánh giá của Hội Phụ nữ huyện, chương trình Hỗ trợ chị em phụ nữ phát triển kinh tế gia đình thông qua mô hình giải quyết việc làm tại chỗ là cách làm hay, hiệu quả, vừa giúp phụ nữ giảm nghèo, đồng còn tập hợp được phụ nữ, phát huy tinh thần tương thân, tương ái đoàn kết để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc./.
Phước Giang