Đáng chú ý là nông nghiệp của huyện được cơ cấu lại đúng trọng tâm, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả thiết thực. Năm nay, cây lúa tại huyện Long Hồ tăng cả về năng suất và sản lượng, lần lượt là 0,2 tấn/ha và 4.840 so với năm 2020, giá bán lúa trong vụ lúa thu đông cũng đạt khá cao nên nông dân thu lãi khá.
Ông Nguyễn Văn Năm, xã Long An, huyện Long Hồ cho biết: "Xã Long An được ưu ái quy hoạch sản xuất lúa chất cao nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật năng suất không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân được nâng lên, tăng thu nhập".
Xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa mới có thể nâng cao giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Long Hồ đã tiến hành quy hoạch lại vùng sản xuất, chăn nuôi đi đôi với thực hiện khép kín đê bao thủy lợi, đồng thời kết hợp với các ngành chuyên môn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tuyên truyền vận động và hướng dẫn người dân đưa các loại giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; chú trọng phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Trong năm giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt 2.736 tỉ đồng vợt 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Phan Văn Thành, xã Phú Quới phát biểu: "Tôi nuôi bò cũng mười mấy năm rồi nhưng cũng không đạt hiệu quả cho lắm từ ngày có đảng ủy, ủy ban tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và hỗ trợ bò giống tôi nuôi mấy năm nay đạt hiệu quả kinh tế bò mấy năm nay khắm khá hơn".
anh Nguyễn Thanh Tân, xã Bình Hòa Phước: "Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay sản xuất nông nghiệp phải đổi mới cây trồng vật nuôi mới, muốn làm giàu phải biết áp dụng khoa học công nghệ, tập trung vào những con vật nuôi có giá trị cao để phát triển kinh tế. cá nhân tổi sản xuất lươn giống với lươn thương phẩm cũng được"
Anh Phan Thành Trung, xã Thanh Đức cho biết:
"Năm nay ảnh hưởng dịch Covid giá dê hơi có giảm nhưng so với các vật nuôi khác thu nhập từ con dê cũng ổn định hy vọng dịch Covid-19 được kiếm chế sang năm 2022 tôi mở rộng ra nâng đàn lên để cho bà con có cơ hội làm kinh tế gia đình cho thu nhập nhiều hơn nữa tới đây"
Niềm vui nữa là giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp bình quân đã đạt 152 triệu đồng/ha, tăng 10 triệu đồng so với năm trước. Có được những con số ấn tượng như trên là nhờ sự nỗ lực khắc phục khó khăn của nông dân kết hợp với sự hỗ trợ tích cực của ngành nông nghiệp. Việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp sát với tình hình thực tế của từng địa phương. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao như: mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa; mô hình sản xuất màu theo hướng an toàn sinh học; trồng nấm rơm theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; mô hình nuôi lươn không bùn; mô hình nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học vv…
Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, chủ tịch UND huyện Long Hồ cho biết những định hướng trong thời gian tới: " Phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới là phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, tăng cường ứng dụng kho học công nghệ, sẵn sàng ứng phó dịch bệnh, phòng chống xâm nhập mặn để giảm thiệt hại vườn cây ăn trái. Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển sản xuất nông nghiệp"
Năm 2022, dự báo ngành nông nghiệp của huyện Long Hồ sẽ tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tình hình xâm nhập mặn dự báo sẽ tiếp tục phức tạp tuy nhiên những lợi thế và kinh nghiệm sẵn có, hy vọng ngành nông nghiệp của Long Hồ sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các nội dung cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giữ vững diện tích đất trồng màu dưới chân đất ruộng, tiếp tục thực hiện mô hình chuyển đổi cây trồng tại 4 xã cù lao. Những kết quả trong sản xuất nông nghiệp của huyện trong năm qua hứa hẹn tiến trình xây dựng nông thôn mới sẽ sớm thành công./.
Phước Giang