Gia đình ông Võ Văn Tám gồm 3 nhân khẩu với 2 lao động chính, thuộc diện hộ mới thoát nghèo, với 1.200 m2 đất sản xuất. Ban đầu gia đình thuộc diên hộ nghèo cuộc sống gia đình rất khó khăn, thiếu trước hụt sau, nhà có đất nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh vay mượn tiền thì khó khăn. Thông qua thông tin của NHCSXH ở địa phương, đồng thời được Hội nông dân xã Long An phổ biến có chương trình cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo để phát triển kinh tế gia đình, mà không phải thế chấp tài sản. Ông đã liện hệ với Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc Hội nông dân xã quản lý và được hướng dẫn vay vốn với mục đích nuôi bò sinh sản nhằm cải thiện cuộc sống gia đình.
Năm 2013 hộ gia đình ông được tham gia vào tổ Tiết kiệm và vay vốn do Hội nông dân quản lý và được tổ họp bình xét đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay chương trình Hộ nghèo với số tiền 15.000.000 đồng để sử dụng vốn vay xây chồng trại và mua 1 con bò sinh sản. Sau 3 năm chăm sóc, bò đã sinh 02 lần được 2 còn bò nghé. Sau một thời gian, tôi đã bán được 01 con bò và trả hết nợ vay NHCSXH khi đến hạn. Với hiệu quả trong việc chăn nuôi như thế, đến năm 2020, gia đình tôi đã thoát nghèo và bản thân đã mạnh dạn đề nghị Tổ tiết kiệm và vay vốn tiếp tục bình xét cho vay để mở rộng đầu tư. Được sự chấp thuận của các thành viên trong tổ, gia đình ông được đề nghị vay vốn để tiếp tục đầu tư chăn nuôi bò sinh sản với số tiền là 100 triệu đồng để mua thêm 02 con bò nái và sửa soạn chuồng trại để chăn nuôi và đến hiện tại đàn bò đã được 04 con.
Đàn bò hộ gia đình ông Võ Văn Tám, ấp An Hiệp, xã Long An, huyện Long Hồ
Bên cạnh đó, tranh thủ diện tích đất còn lại, gia đình ông đào ao mở rộng thêm chăn nuôi ếch và cá với diện tích 800 mét vuông mặt nước để lấy ngắn nuôi dài.
Mô hình chăn nuôi ếch và cá của hộ gia đình ông Võ Văn Tám, ấp An Hiệp, xã Long An, huyện Long Hồ
Ông Võ Văn Tám cho biết “Hàng tháng tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức họp định kỳ tôi thường xuyên tham dự, ngoài việc được phổ biến các chủ trương chính sách mới về tín dụng ưu đãi, tôi còn được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt sao cho có hiệu quả mang lại lợi nhuận. Nghĩa vụ nộp lãi và gửi tiết kiệm của tôi được tổ trưởng lồng ghép trong kỳ họp để tạo điều kiện thuận lợi về chi phí đi lại”
Từ hiệu quả đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội kinh tế gia đình ông đã thật sự thay đổi, gia đình ông cũng đã sửa chửa lại căn nhà dột nát, có điều kiện cho 1 con được cắp sách đến trường, cuộc sống gia đình tôi đã thật sự ổn định. Qua đó, ông chia sẻ những bài học kinh nghiệm như sau:
“Một là: Tranh thủ sự hỗ trợ của Hội đoàn thể, chính quyền địa phương mạnh dạn tiếp cận vốn Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hai là: Phải chí thú làm ăn, cần cù lao động, có tinh thần vượt khó thoát nghèo.
Ba là: Thường xuyên tham dự các buổi họp tổ TK&VV, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do Hội đoàn thể tổ chức phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh”
Hộ gia đình ông Võ Văn Tám, ấp An Hiệp, xã Long An, huyện Long Hồ là một trong những mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhờ vào nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH. Qua đó, cho thấy kết quả sử dụng vốn vay hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần phát triển kinh tế gia đình, từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nhất là những hộ thiếu vốn sản xuất, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, được làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng, từng bước thay đổi cơ bản nhận thức, giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo.
PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN LONG HỒ