Sau học nghề, lao động nông thôn nắm bắt được những kiến thức mới, công nghệ mới tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn tay nghề, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương góp phần xây dựng nông thôn mới. Có trên 90% số lao động học các nghề nông nghiệp biết áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã tiếp thu được đưa vào thực tế sản xuất; học viên học nghề phi nông nghiệp 90% có việc làm và tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Lao động nông thôn được đào tạo nâng cao tay nghề với các ngành nghề chính như: kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả, kỹ thuật nuôi gia súc, gia cầm, nghề tiểu thủ công nghiệp, nuôi lươn không bùn và kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh … Hình thức đào tạo lưu động tại các ấp, xã, tại nơi sản xuất, đào tạo kết hợp với doanh nghiệp.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và dài hạn theo Chiến lược phát triển của trung tâm giai đoạn 2022-2026, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp… để thực hiện tốt công tác tuyển sinh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Thực hiện phương châm “Chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề”, chú trọng đến đào tạo nghề gắn với quy hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, làng nghề…..Đối với đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động, tập trung tổ chức đào tạo theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp để doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc theo hợp đồng lao động hoặc tổ chức việc làm cho lao động nông thôn theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trong năm 2022 với mô hình nghề Sinh vật cảnh đã phát huy hiệu quả cao sau đào tạo, các câu lạc bộ “Sinh vật cảnh” ra đời tạo công ăn việc làm cho các thành viên của câu lạc bộ (CLB), chia sẽ kinh nghiệm và khách hàng, thực tế có học viên bọc bạch thu nhập bình quân 500 ngàn/ ngày, hay mô hình học kỹ thuật chăm sóc cây Sầu riêng (theo hướng VietGrap) khu vực các xã cù lao, sau khóa học có trên 80% học viên có vườn trồng trúng mùa, trúng giá…tạo điều kiện hình thành tổ kinh tế Hợp tác.
Các lớp đào tạo nghề theo mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh trong nhận thức của lao động nông thôn đối với hoạt động đào tạo nghề, các lớp học được các giáo viên đầu ngành về trồng trọt, những nghệ nhân giỏi có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và giải đáp được những vướng mắc của học viên. Đồng thời việc đào tạo nghề theo mô hình đã kết hợp tốt giữa việc học lý thuyết và thực hành tay nghề tại chỗ, đặc biệt vật tư thực hành được đầu tư, trang bị đầy đủ, đảm bảo việc thực hành thành thạo các kỹ năng cho từng học viên của lớp học, qua đó tạo sự hấp dẫn thu hút các học viên tham gia lớp học. Từ đó các học viên nắm chắc và vững những kiến thức, kỹ năng nghề vận dụng ngay trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nghệ thuật… của hộ gia đình và đã thu được những kết quả nhất định, nhiều hộ gia đình có nguyện vọng đang thực hiện việc mở rộng quy mô, diện tích nuôi trồng tại hộ, tham gia CLB, Hợp tác kinh tế.
Lớp sinh vật cảnh
Học viên thực hành đan dây lục bình
Để thực hiện Chiến lượt phát triển của trung tâm giai đoạn 2022 – 2026 được UBND huyện phê duyệt, Trung tâm đưa ra định hướng thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp sau:
Theo số liệu thống kê dân số Long Hồ khoảng 170.000 người, trong đó khu vực thành thị tỷ lệ 4,2% còn lại nông thôn chiếm 95,8%. Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động trên địa bàn huyện khoảng 110.000 người, với số liệu nầy cho thấy nguồn lao động của huyện rất dồi dào và nhu cầu việc làm, học nghề là khá cao. Trung tâm GDNN-GDTX đóng vai trò cho cầu nối thông qua việc tạo cơ hội, điều kiện tốt nhất cho người lao động học nghề, có kỹ năng tay nghề nhất định để ổn định cuộc sống, góp phần an sinh xã hội ở địa phương.
Để đạt được kết quả của Chiến lược phát triển giai đoạn 2022-2026:
Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp thông qua việc đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với các đối tượng, thực hiện tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp như tờ bướm, tư vấn trực tiếp, thông tin trên website… để người học lựa chọn các ngành nghề phù hợp, hiệu quả, nắm bắt nhu cầu thực tiễn việc làm từ các doanh nghiệp để đào tạo đúng và trúng nhu cầu thị trường lao động.
Cần chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; từng bước hình thành đội ngũ lao động lành nghề, phổ cập nghề cho người lao động góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Gắn đào tạo nghề cho lao động với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình kinh tế- xã hội khác góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Một trong những yếu tố then chốt tạo nên thành công của chương trình đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, đó là việc cần có sự đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy là cần chọn giáo viên giỏi có kiến thức sâu có kinh nghiệm, giáo trình dạy nghề đa dạng, đi kèm với phương thức tuyển sinh linh động, về tận cơ sở nên người lao động không chỉ tiếp cận đầy đủ các thông tin về ngành nghề đào tạo mà còn nắm chắc nhu cầu thị trường lao động để từ đó lựa chọn, đăng ký và tham gia các khóa đào tạo nghề.
Kết hợp đào tạo nghề với học giáo dục phổ thông (GDPT) hệ GDTX, ngoài việc tổ chức các lớp nghề cho lao động nông thôn cần mở rộng quy mô giáo dục nghề nghiệp tại trung tâm, liên kết các trường Trung cấp, Cao đẳng trong và ngoài tỉnh có chất lượng, uy tín tổ chức tuyển sinh lớp học hệ trung cấp, học theo mô hình song song 2 chương trình trung học phổ thông và trung cấp nghề góp phần cho thực hiện Đề án phân luồng sau THCS của UBND tỉnh, ngoài ra cần tổ chức các lớp nghề ngắn hạn, sơ cấp nghề tại điểm Trung tâm đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng theo phương thức dịch vụ. Đồng thời đẩy mạnh công tác tư vấn giới thiệu việc làm, thực tập sinh (xuất khẩu lao động).
Một yếu tố không thể thiếu đó là con người, vai trò của người quản lý rất quan trọng cho sứ mệnh của đơn vị, do đó người quãn lý cần có tâm và tầm, không chỉ quan tâm đến việc làm sao để đạt chỉ tiêu đào tạo hàng năm cấp trên giao, mà đòi hỏi phải làm gì, làm thế nào cho người dân nhất là các đối tượng trong độ tuổi lao động, lao động nông thôn, đối tượng chính sách hiểu biết được sự cần thiết cho lợi ích của bản thân khi tham gia học nghề để tăng thu nhập gia đình, ổn định cuộc sống hơn và làm thế nào chất lượng sau đào tạo mang lại hiệu quả thiết thực cho người học, sau học có việc làm ngay. Có như thế thì thương hiệu, uy tín của trung tâm được tiếng vang và người dân có nhu cầu tự tìm đến học.
Long Hồ, tháng 3 năm 2023
(Trung tâm GDNN-GDTX huyện Long Hồ)